Trường THCS Nà Tấuhttps://thcsnatau.pgdtpdienbienphu.edu.vn/uploads/thcsnatau/logo-truong.jpg
Thứ hai - 18/11/2024 09:33
1
Bạo lực ngôn từ (verbal abuse) là hành vi sử dụng ngôn từ hoặc lời nói quá giới hạn, thể hiện khi nói hoặc viết nhằm đe dọa, xúc phạm, hạ thấp giá trị của người khác. Hành động này vô tình gây tổn hại sâu sắc về mặt tâm lý của người tiếp nhận. Không chỉ vậy, bạo lực ngôn từ còn gây ra cảm giác thiếu an toàn, mất lòng tin, vùi dập quan điểm và lòng tự trọng của người khác. Những năm gần đây, bạo lực ngôn từ đang dần trở nên phổ biến hơn trong giới trẻ (đặc biệt là lứa tuồi vị thành niên - lứa tuồi học sinh THCS), nhất là khi các thiết bị điện tử, Internet ngày một phát triển. Những ngôn ngữ mới của giới trẻ đã có sự biến đổi và giản lược nhất định trong khi nói, viết và thườngsử dụng cácngôn từ viết tắt, rút gọn câu hay sử dụng nhiều từ ngoại lai, hiện tượng Anh hóa, Pháp hóa; đôi khi lời nói ít được chau chuốt, lựa chọn từ hay ý đẹp, nói theo vần điệu và ít sử dụng hơn các thành ngữ, tục ngữ trong khi biểu đạt. Thậm chí, giới trẻ thường xuyên sử dụng những từ ngữ thô tục, xúc phạm và đe dọa nhau trên mạng xã hội, trong các cuộc trò chuyện trực tuyến hay trong giao tiếp hàng ngày. Điều này, không chỉ gây tổn thương tinh thần cho những người bị nhắm vào mà còn ảnh hướng nghiêm trọng đến văn hóa giao tiếp học đường và là nguyên nhân chính gây ra các hành vi bạo lực trong và ngoài trường học. Với những tác hại đáng không thể xem thường mà bạo lực ngôn từ đang từng ngày len lỏi và phát triển trong giao tiếp học đường, Tổ tư vấn tâm lý trường THCS xã Nà Tấu đã xây dựng và thực hiện nội dung“Văn hóa giao tiếp học đường - Nói không với bạo lực ngôn từ” vào ngày 18/11/2024 với sự tham gia của 32 giáo viên và hơn 600 học sinh. Bằng tiểu phẩm ngắn “Giao tiếp của giới trẻ” và thuyết trình trên tranh vẽ về hiện tượng bạo lực ngôn ngữ, các em được tự do chia sẻ và giải thích các từ, cụm từ có trong tiểu phẩm: Lemỏn (chảnh), ú òa (ngạc nhiên), hồng hài nhi (thích người trẻ tuổi hơn), xu cà na (xui), vãi (sốc, không thể tin được), bye (tạm biệt). Qua đó, giáo viên tư vấn đã khéo léo lồng ghép cách phòng tránh những tác động xấu của bạo lực ngôn từ và hướng dẫn học sinh cách giao tiếp có văn hóa trong nhà trường, tại gia đình và ngoài xã hội. Mỗi học sinh cần phải học cách chống lại và dũng cảm đối mặt, đấu tranh để đẩy lùi loại bạo lực vô hình này ra khỏitrường học nhằm xây dựng trường học an toàn, thân thiện, nói không với bạo lực học đường - trong đó có bạo lực ngôn từ.